Luật Bàn Thắng Sân Khách và FCB8 Giải Thích Chi Tiết
29/6/2022 0:9 (GTM +7)
FCB8 - Nhà Cái Uy Tín Hàng Đầu Khu Vực Châu Á
  • MỜI BẠN BÈ
  • HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
  • Tiếng Việt (VND)

Luật Bàn Thắng Sân Khách và FCB8 Giải Thích Chi Tiết

Chắc hẳn với những người đam mê bóng đá không còn xa lạ gì với khái niệm chơi luật bàn thắng sân khách ở nhiều giải bóng lớn. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc thật sự luật chơi bàn thắng sân khách là gì hay không. Hôm nay, FCB8 sẽ giúp các bạn giải thích vấn đề một cách đầy đủ nhất.

1. Giới thiệu về luật chơi bàn thắng sân khách

Luật chơi bàn thắng sân khách là một trong các phương pháp giúp phá vỡ thế cân bằng trong bóng đá. Khi mà hai đội bóng chơi theo hình thức hai lượt đi và về và mỗi đội bóng sẽ  chơi một lượt trận trên sân nhà của họ. Luật quy định rằng đội nào có số bàn thắng ghi được nhiều hơn khi đá “xa sân nhà”  sẽ giành chiến thắng khi tổng tỉ số của 2 lượt trận là hòa.

Giới thiệu về luật chơi bàn thắng sân khách
Giới thiệu về luật chơi bàn thắng sân khách

Được UEFA lần đầu giới thiệu luật chơi tại Cúp C1 châu Âu tổ chức năm 1965 – 1966 và được áp dụng ở nhiều giải đấu khác như vòng loại FIFA World Cup, AFC Cup, CONCACAF Champions League, Copa Libertadores, AFC Champions League, CAF Champions League, Copa Sudamericana, CAF Confederation Cup, các trận bán kết của giải bóng đá EFL Cup, các trận bán kết vòng play-off Football League,… 

Thế nhưng vào ngày 24 tháng 6 năm 2021, UEFA đã chính thức thông qua đề xuất bãi bỏ hoàn toàn luật bàn thắng sân khách.Quy định này được áp dụng ngay  trong tất cả các giải đấu mang tính chất câu lạc bộ của UEFA kể từ mùa giải năm 2021–2022.

1.1.Giải thích cụ thể về luật chơi

Ví dụ minh họa về luật chơi của kèo bàn thắng

  • Ở trận lượt đi, Đội A giữ vai trò chủ nhà có tỉ số chung cuộc là: Đội A (Nhà) 1–0 Đội B (Khách).
  • Ở trận lượt về, Đội B giữ vai trò chủ nhà có tỉ số chung cuộc là: Đội A (Khách) 1–2 Đội B (Nhà).

Tổng tỉ số sau 2 trận lượt đi và về lúc này là 2–2. Thế nhưng, Đội A đã ghi được một bàn thắng ở trận lượt về khi giữa vai trò làm khách ở sân chủ nhà đội B. Trong khi đó, Đội B trong vai trò làm khách ở trận lượt đi trên sân đội A lại không ghi được bàn nào, Đội A sẽ là đội chiếm ưu thế và được lựa chọn đi tiếp vào giai đoạn sau của giải đấu.

Sau đây là một ví dụ cơ minh họa cho các bạn dễ hình dung. Đó là cặp đấu giữa Marseille và Inter Milan tại vòng 16 đội UEFA Champions League 2011-12. Marseille đã giành chiến thắng 1-0 ở trận lượt đi trên sân nhà và thua 1-2 ở trận lượt khi làm khách trên sân Inter Milan. 

Thế nhưng họ lại chơi được khi “xa sân nhà” và họ ghi được 1 bàn (trong khi Inter Milan không có bàn thắng nào ở trận lượt đi làm khách trên sân Marseille), nhờ luật bàn thắng sân khách mà Marseille giành chiến thắng .

  • Ở trận lượt đi: Marseille (Nhà) 1 – 0 Inter Milan (Khách)
  • Ở trận lượt về: Marseille (Khách) 1 – 2 Inter Milan (Nhà)

2. Một vài trường hợp khác áp dụng luật bàn thắng sân khách

Một vài trường hợp khác áp dụng luật bàn thắng sân khách
Một vài trường hợp khác áp dụng luật bàn thắng sân khách

2.1.Không phân chia rõ sân nhà và khách

Nếu hai đội bóng tham gia ở vòng đấu áp dụng hình thức thi đấu hai lượt sử dụng chung một sân vận động, thì mỗi đội sẽ lần lượt được phân chia giữ vai trò đội nhà và đội ở mỗi lượt và luật chơi vẫn được áp dụng bình thường. 

Ví dụ cụ thể, ở trận bán kết UEFA Champions League tổ chức năm 2002-2003, Inter Milan và A.C. Milan được ghép thành một cặp đối đầu với nhau. Cả hai lượt trận đều diễn ra trên sân nhà chung, sân vận động San Siro, của cả 2 đội ở Milan:

  • Ở trận lượt đi: A.C. Milan 0 – 0 Inter Milan
  • Ở trận lượt về: Inter Milan 1 – 1 A.C. Milan

Với tổng tỉ số sau 2 lượt trận là 1–1, A.C. Milan là đội chiến thắng và bước tiếp vào vòng trong bởi vì họ giữa vai trò là đội “khách” ở trận đấu thứ hai. Nghe kết quả có phần bất công cho đội Inter Milan. 

Không chỉ có trường hợp trên mà một vài trường hợp xảy ra giữa hai đội tuyển quốc gia chơi hai lượt trận ở cùng một quốc gia. Trường hợp này xảy ra ở cặp đối đầu thuộc vòng loại FIFA World Cup 2010 giữa Bahamas và Quần đảo Virgin thuộc Anh, nhờ luật bàn thắng sân khách mà Bahamas đi tiếp cho dù cả hai lượt trận đều diễn ra ở Bahamas.

2.2.Một số trường hợp không sử dụng luật bàn thắng sân khách

Có một số giải đấu không sử dụng luật bàn thắng sân khách khi bước vào thời gian hiệp phụ. Ví dụ, ở trận bán kết CONCACAF Champions League diễn ra năm 2008-2009 giữa 2 đội Cruz Azul vs Puerto Rico Islanders có tỉ số như sau:

  • Lượt đi: Puerto Rico Islanders 2 – 0 Cruz Azul
  • Lượt về, sau 90 phút: Cruz Azul 2 – 0 Puerto Rico Islanders
  • Lượt về, sau hiệp phụ: Cruz Azul 3 – 1 Puerto Rico Islanders

Vì CONCACAF không áp dụng luật này cho bàn thắng ghi được ở thời gian hiệp phụ, trận đấu bước vào loạt sút luân lưu nơi Cruz Azul thắng 4–2.

2.3.Một vài trường hợp đặc biệt

Luật bàn thắng sân khách cũng có thể áp dụng cho những trận đấu xử thua. Celtic thua Legia Warsaw trên sân khách với tỉ số 4–1 ở vòng loại thứ ba UEFA Champions League 2014-15. 

Ở trận đấu trên sân nhà của họ, Legia đưa một cầu thủ không hợp lệ vào sân, điều đó giúp Celtic thắng 3–0 cho dù trận đấu đó kết thúc với tỉ số 2-0 nghiêng về Legia Warsaw. Việc bị xử thua đồng nghĩa với việc cặp đấu kết thúc với tỉ số 4–4 và Celtic lọt vào vòng sau nhờ một bàn thắng sân khách.

3. Các giải đấu áp dụng luật “Bàn thắng sân khách”

Luật Bàn thắng sân khách được áp dụng khá rộng rãi, gần như được áp dụng cho tất cả vòng loại trực tiếp có lượt đi và lượt về trong hầu hết các giải đấu đỉnh cao trên thế giới như:

  • Vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champions League (siêu Cúp C1 Châu Âu)
  • Vòng đấu loại trực tiếp UEFA Europa League (Cúp C2 Châu Âu)
  • Vòng đấu loại trực tiếp CAF Champions League (Cúp C1 Châu Phi)
  • Vòng đấu loại trực tiếp CAF Confederation Cup (Cúp C2 Châu Phi)
  • Tất cả các cặp được ghép đôi để đấu play off có lượt đi và lượt về trong khuôn khổ vòng loại Euro và World Cup

4. Lý do vì sao luật bàn thắng sân khách được áp dụng

Như chúng ta đã biết, ở những giải đấu lớn, các đội bóng tham gia thường ở đa quốc gia, chi phí đi lại của đội bóng rất tốn kém. Không những thế, trong mỗi trận đấu diễn ra, số lượng cổ động viên và những người quan tâm rất lớn. Điều đó kéo theo việc tổ chức một trận đấu phụ để phân định thắng thua là một điều gần như không thể.

Không chỉ thế, với việc càng ngày có càng nhiều các đội bóng tham gia trong một giải đấu, tần suất ra sân của các cầu thủ ngày càng dày, yếu tố thể lực không thể đảm bảo cho các cầu thủ nếu đá thêm hiệp phụ.

Lý do vì sao luật bàn thắng sân khách được áp dụng
Lý do vì sao luật bàn thắng sân khách được áp dụng

Vậy tại sao bàn thắng sân khách lại quan trọng vậy? Chắc chắn sẽ có những người chưa biết nhiều về bóng đá tò mò điều này.

Nếu bạn từng theo đi cổ vũ đội bóng nào đó ngay tại sân vận động, có lẽ bạn sẽ trả lời được câu hỏi này. Việc đá trên sân nhà là một lợi thế tâm lý rất lớn cho các cầu thủ trên sân. Họ nhận được sự cổ vũ rất nhiều từ fan của họ, được luyện tập trên sân của mình nhiều hơn, quen thuộc hơn từ mặt sân cỏ, thời tiết, không khí, … Và ngay cả việc trọng tài cũng luôn sẽ có tâm lý nhẹ tay hơn đối với đội chủ nhà.

Như vậy, có thể nói được rằng, để ghi bàn trên sân đối thủ khó khăn hơn rất nhiều ghi bàn trận sân nhà. Và đấy là lý do khiến các liên đoàn bóng đá chọn đây là yếu tố đầu tiên để đánh giá.

5. Lời kết

Qua bài viết trên, FCB8 đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về luật bàn thắng sân khách. Mong rằng các bạn đừng quá bất bình khi thấy các đội bị sử thua sau khi đã nắm rõ quy tắc sân cỏ nhé.

Bài viết tham khảo: FCB8 Giải Thích Về Tin Nội Gián Bóng Đá Và Những Lợi Ích Mà Tin Nội Gián Bóng Đá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *